THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 5
Số lượt truy cập: 4193372
QUANG CÁO
PHÁT THANH MĂNG NON- CHỦ ĐỀ: PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỌC 11/2/2020 6:03:41 PM
Thời gian phát thanh: Tháng 10/2020

tải xuống.jpg

* Nhạc hiệu chương trình                   

Nam: Đây là buổi phát thanh tuyên truyền măng non của Liên đội Trường PTDTBT TH&THCS Ngân Thủy. Xin Kính mời các thầy cô giáo cùng  toàn thể các bạn học sinh đón nghe bản tin măng non hôm nay. “Phòng chống bạo lực học đường trong trường học”.

         Nữ:Ở Việt Nam, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ có học sinh nam, mà cả học sinh nữ. Nó không những gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

          Nam:

          Các bạn thân mến theo các bạn thì thế nào là bạo lực học đường?

          Bạo lực học đường là hiện tượng tranh cãi, đánh nhau, xô sát của các mối quan hệ trong nhà trường.

Các bạn thân mến Tình trạng bạo lực học đường liên tục xảy ra là nỗi bức xúc của xã hội và chưa làm an lòng các bậc phụ huynh và những người quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

          Nữ:

          Hiện tượng bạo lực của học sinh không phải là một hiện tượng mới, song thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra ở một số trường học đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng,

 bạn đã bao giờ chứng kiến một vụ bạo lực học đường chưa ?

                   A: chưa bao giờ 

                   B: có một vài lần 

                   C: Thỉnh thoảng

                   D: thường xuyên 

          Nam:

          Đối tượng tham gia đánh nhau phần lớn là học sinh cuối cấp, đây là lứa tuổi mà cơ thể các bạn đang có sự phát triển mạnh mẽ, tâm sinh lý có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự mình giải quyết các mâu thuẫn, dễ bị bàn bè rủ rê, lôi kéo. Lý do dẫn đến học sinh đánh nhau thường rất đơn giản như: nhìn mặt thấy “ghét”; va chạm trong lúc vui chơi, trên đường đi học; mâu thuẫn, nói xấu

nhau qua điện thoại như Faebook, zalo,…

          Theo Tìm hiểu có 1 số các vụ việc đánh nhau trên, phần lớn là vụ việc xích mích nhỏ giữa các học sinh, các em dùng tay, chân đánh nhau nhưng được sự can ngăn kịp thời nên không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong số đó vẫn có những vụ việc xảy ra mang tính chất hoặc gây hậu quả.

          Nữ:

          Video với cảnh đấm đá, túm tóc của các nữ sinh khiến người xem không khỏi bàng hoàng về cuộc sống ngoài cổng trường của học sinh hiện nay. Vụ đánh nhau cũng thêm một lần nữa cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường đang ngày một nhiều.

Khi chứng kiến cảnh đó, bạn làm gì ?
                           A: đứng xem và không làm gì cả.
                           B: quay phim 
                           C: can ngăn

        Tính chất và mức độ nghiêm trọng của một số vụ việc xảy ra cho thấy sự  xuống cấp về đạo đức, lối sống, văn hoá ứng xử của một bộ phận học sinh hiện nay.

          Nữ:

          Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ các khía cạnh sau:

          Từ phía gia đình: Như chúng ta đã biết, gia đình là nền tảng đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ từ tuổi ấu thơ. Nếu cha mẹ, anh, chị, em… trong gia đình cư xử với nhau bằng bạo lực, sử dụng những từ ngữ, lời lẽ không hay với nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm của đứa trẻ và từ đó dần hình thành trong trẻ những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành động giống như gia đình chúng.

          Nam: 

          Từ xã hội: Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của các trò chơi chém giết trong game online, các truyện tranh bạo lực, những trò chơi điện tử, phim ảnh đầy những pha bắn giết, những phim ảnh kích động sự hung bạo của các em cũng đang ngày một xuất hiện nhiều hơn,

thường xuyên hơn, đặc biệt các em cũng bị ảnh hưởng từ chính những cảnh bạo

hành trong gia đình và ngoài xã hội .

          Nữ:

          Phía học sinh:Do bị tác động từ xã hội và bạn bè xấu lôi kéo. Mặt khác do tâm lý muốn khẳng định mình, muốn gây ấn tượng trong mắt người lớn và

bạn bè.

          Bản thân bạn đã bao giờ là nạn nhân của nạn bạo lực học đường chưa?

                     A: rồi             -     B:chưa

          Để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường hiện nay, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

          -  Toàn xã hội cần phải quan tâm củng cố nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội, nghiêm cấm các trò chơi trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực.

          Nam: 

          Nâng cao vai trò, vị trí và trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tiếp tục thúc đẩy phong trào Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền; xây dựng gia đình văn hóa. Loại bỏ các hành vi bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Nâng cao kiến thức bảo vệ chăm sóc trẻ em và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em tại gia đình.

          Nữ:

          Các bạn thân mến qua câu chuyện hôm nay mình tin rằng các bạn học sinh trong trường đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau và tình trạng bạo lực học đường xẽ không bao giờ xảy ra trong ngôi trường yêu quý của chúng ta các bạn nhé.

          Chương trình phát thanh măng non tuần này đến đây là hết rồi! Thân ái chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau nhé.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Võ Đức Liến
Võ Đức Liến
Hiệu trưởng-0886167667
Ngô Quốc Phương
Ngô Quốc Phương
Admin-0383306510
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG TH VÀ THCS NGÂN THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 052.2465985 * Email: nganthuy@lethuy.edu.vn